Ống nhòm đêm | Ống nhòm | Ống nhòm blog

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Giới thiệu ống nhòm ngày Fomei 8-24x50 TERRA (Hãng Fomei-Nga)

Ống nhòm này có thể sử dụng rộng rãi cho săn bắn hay du lịch đường dài. Vỏ bọc bằng cao su bền chắc chống sốc màu xanh lá cây thẫm có thể ngụy trang. Thiết bị có cổng để gắn giá đỡ 3 chân thoải mái hơn khi quan sát lâu. 

Thông số kỹ thuật của ống nhòm  :
Độ phóng đại : 8-24x
Đường kính vật kính: 50 mm
Góc trường nhìn : 4,5 °
Trường nhìn/ 1000 m: 78 m
Khoảng cách lấy nét tối thiểu : 8 m
Độ nhạy sáng tương đối : 39,7
Optical output: 6,3 mm
Thấu kính : BK7
Lớp phủ thấu kính: FC
Chân đế: ano
Chiều rộng: 180 mm
Chiều dài: 190 mm
Trọng lượng: 800 g
Trọn bộ bao gồm : ống nhòm và dây đeo.

Liên  hệ:

CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC

Chuyên phân phối, bán máy định vị vệ tinh, máy bộ đàm cầm tay, thiết bị định vị vệ tinh, máy bộ đàm trạm, ống nhòm, ống nhòm đêm, ống nhòm hồng ngoại chính hãng.

Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-04) 37735884 - Fax: (84-04) 37735891
Website: www.ongnhom.vn - Email: tdcmail@hn.vnn.vn




Hướng dẫn cách chọn ống nhòm cho xem chim, phong cảnh

Ống nhòm là một thiết bị quan trọng nhất trong hành trang một chuyến đi xem chim. Bên cạnh ống nhòm, các chuyên gia xem chim có thể mang theo các thiết bị nhìn xa như ống telescope, máy ảnh kèm ống kính tiêu cự dài, v.v… Ống nhòm giúp ta có thể quan sát rõ hơn các chi tiết của chim, cũng như kéo gần khoảng cách từ điểm quan sát đến nơi chim đậu (hiển nhiên rồi).
Tương tự như với tất cả các thiết bị kỹ thuật cao cấp và với một thú chơi nào đó, càng đi sâu tìm hiểu, ta sẽ thấy càng nhiều yếu tố kỹ thuật dễ làm cho ta hoa mắt. Đối với ống nhòm, đó có thể là kiểu ống sử dụng gương phản chiếu hoặc kiểu ống đồng trục, có thể là ống nhòm có gắn thiết bị kỹ thuật số chụp ảnh, có thể lại có 2 hoặc nhiều lớp tráng trên ống kính, rồi những con số ghi trên ống nhòm có ý nghĩa gì, v.v… và v.v…

Một birder chuyên nghiệp sẽ chuẩn bị cho mình 1 chiếc ống nhòm phù hợp. Nhưng với người đi xem chim nghiệp dư thì sao? Một chiếc ống nhòm tốt phải như thế nào? Các thông số trên ống nhòm có ý nghĩa gì? Đây là những câu hỏi sẽ khiến bạn đau đầu nhức óc khi phải quyết định mua ống nhòm cho mình.

Bài viết này sẽ mang đến cho các bạn một chút kiến thức cơ sở về ống nhòm, nhằm giúp bạn có thể: 1) hiểu được các thông số cơ bản của 1 chiếc ống nhòm, 2) từ đó có thể lựa chọn cho mình một chiếc phù hợp cho chuyến đi xem chim.

Nguyên lý hoạt động


Nguyên lý hoạt động của ống nhòm rất đơn giản. Một chiếc ống nhòm (binoculars) là hai chiếc ống phóng đại (telescope) được ghép với nhau trên trục sao cho để cùng nhìn tới được một điểm. Tất cả các ống nhòm đều có 3 hợp phần . Vật kính sẽ đưa hình ảnh vật thể quan sát (1 con chim chẳng hạn) từ xa vào trong hệ lăng kính. Hình ảnh vật kính đưa vào là hình ảnh ngược. Lăng kính sẽ chịu trách nhiệm đảo hình ảnh ngược đó thành hình ảnh thuận, rồi chuyển vào vật kính. Vật kính sẽ đóng vai trò phóng đại hình ảnh cần xem.


Độ phóng đại

Trên ống nhòm có các ký hiệu số như 7x35, 8x42, 10x50, v.v… Vậy chúng có nghĩa gì?

Số đầu tiên là độ phóng đại của ống nhòm. Con số này cho biết một vật nào đó sẽ xuất hiện gần hơn trong ống nhòm bao nhiêu lần so với khoảng cách thực tế. Do vậy, 7x tức là gần lại 7 lần, 10x là 10 lần, v.v… Ví dụ: nếu bạn có 1 chiếc ống nhòm 7x, thì nếu vật ở cách xa 70m, qua ống nhòm bạn sẽ thấy vật ở khoảng cách như 10m, còn với ống 10x hình ảnh sẽ như cách 7m (xem hình minh họa trong file đính kèm, gửi sau).

Thông thường, người đi xem chim sử dụng ống nhòm có độ phóng đại từ 7x – 10x. Tại sao lại như vậy? Tại sao không sử dụng ống nhòm có độ phóng đại lớn hơn để nhìn được gần hơn?

Câu trả lời là đây: Độ phóng đại càng lớn thì thị trường (độ mở của góc nhìn khi qua ống nhòm) càng nhỏ. Độ phóng đại nhỏ sẽ cho thị trường lớn và do đó có thể dễ dàng quan sát một vật đang di chuyển, như một con chim đang chuyền cành chẳng hạn. Do đó nếu bạn dùng ống nhòm 7x thì cơ hội quan sát một con chim sẽ nhiều hơn ống nhòm 10x hoặc lớn hơn. Hơn nữa, nếu có một đàn chim đậu trên cây, bạn sẽ nhìn thấy nhiều cá thể hơn với ống nhòm có độ phóng đại vừa phải.

Những nhược điểm của ống nhòm có độ phóng đại lớn:


• Thị trường hẹp
• Tối hơn (hình ảnh tối hơn do lượng ánh sáng vào ít hơn)
• Khó sử dụng hơn khi xem vật di chuyển
• Khó lấy nét khi vật ở gần
• Nặng hơn

Ống kính có độ phóng đại lớn hơn sẽ cho hình ảnh tối hơn. So sánh giữa 2 ống 8x40 và 10x40 (có cùng kích thước vật kính – là đường kính của thấu kính cuối cùng theo trục từ mắt nhìn đi tới vật quan sát), ta sẽ thấy ống 8x cho hình ảnh sáng hơn. Do vậy khi quan sát các loài chim trong một số điều kiện như: rừng rậm nhiệt đới (Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì), quan sát một số loài chim ăn đêm (cú), xem chim lúc hoàng hôn, thì ống kính có độ phóng đại vừa phải và có đường kính vật kính lớn sẽ giúp ta quan sát chim dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, tùy vào chuyến đi và loài chim định xem mà ta có thể lựa chọn ống nhòm cho phù hợp, nếu điều kiện cho phép. Ống nhòm có độ phóng đại lớn sẽ rất hữu ích khi ta xem chim ở khoảng cách xa, như xem các loài chim ven biển và chim ăn thịt, xem chim ở những nơi có khoảng không rộng, hoặc một số loài chim ít di chuyển.
Thường thì với độ phóng đại trên 10x, người ta sẽ sử dụng ống telescope. Vì vậy, người xem chim thường sử dụng nhất các loại ống nhòm có độ phóng đại 7x hoặc 8x.

Đường kính vật kính


Con số thứ hai ghi trên thân ống nhòm là gì?

Nó là đường kính vật kính của ống nhòm, đo bằng mi-li-mét (mm). Như vậy ống 7x30 sẽ có đường kính vật kính 30mm và độ phóng đại 7x, ống 7x40 sẽ có đường kính vật kính là 40mm và độ phóng đại 7x, ống 10x42 sẽ có đường kính vật kính 42mm và độ phóng đại 10x.

Nhưng con số này có ý nghĩa như thế nào?

Số này càng lớn thì đường kính thấu kính càng lớn, cho phép càng nhiều ánh sáng đi qua, và do đó hình ảnh sẽ sáng hơn. Khi hình ảnh con chim sáng hơn, bạn có thể quan sát rõ hơn các chi tiết và đặc biệt là màu sắc của con chim.

Đồng nghĩa với ống kính lớn hơn là chiếc ống nhòm sẽ nặng hơn. Nếu bạn chỉ đi xem chim trong ngày thì không thành vấn đề, nhưng với những chuyến đi dài ngày và di chuyển nhiều thì rõ ràng ống nhòm nặng sẽ thành một "gánh nặng".

Ngày xưa, theo kinh nghiệm thì người ta thường chọn ống nhòm có tỉ lệ đường kính vật kính / độ phóng đại từ 5 trở lên. Nghĩa là với ống kính có độ phóng đại 7 thì đường kính vật kính ít nhất phải là 35 (35/7 = 5). Tuy nhiên, cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ống nhòm ngày nay đã được cải tiến về chất lượng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, theo Tín Đức bạn nên chọn ống nhòm có đường kính vật kính từ 30-50mm. Các loại ống nhòm bỏ túi (compact) thường có đường kính vật kính nhỏ hơn 30mm. Mặc dù chúng nhỏ gọn và nhẹ, nhưng bạn sẽ thấy rất thất vọng khi xem chim trong điều kiện ánh sáng tối, và bản thân việc sử dụng ống nhòm compact cũng không dễ dàng gì. Do vậy không nên chọn ống nhòm dưới 30mm.

Nói tóm lại, theo Tín Đức bạn nên chọn ống nhòm loại 8x40 hoặc 8x42 cho mục đích xem chim.
Và một điều vô cùng quan trọng nữa: Một ống nhòm 40mm chất lượng tốt và giá cao sẽ cho chất lượng hình ảnh cao hơn nhiều so với một chiếc ống nhòm 50mm rẻ tiền. Các bạn có thể tham khảo thêm tại www.ongnhom.vn hoặc www.ongnhom.com


Đường kính lỗ ngắm

Đường kính lỗ ngắm là đường kính lỗ sáng hình tròn nhỏ trên thị kính (là ống kính gần mắt ta nhất khi nhìn), tính bằng mm.

Đường kính lỗ ngắm = đường kính vật kính / độ phóng đại.

Ví dụ: Ống nhòm 10x50 sẽ có đường kính lỗ ngắm là 5mm (50/10 = 5); tương tự ống 8x32 sẽ là 4mm.

Đường kính lỗ ngắm càng lớn càng cho phép quan sát rõ hơn trong điều kiện ánh sáng yếu. Thường thì đường kính lỗ ngắm này dao động từ 4-7mm, và tương ứng với đường kính đồng tử (con ngươi) của mắt người.
Xem chim nên chọn loại ống nhòm có đường kính lỗ ngắm 4mm trở lên. Khi xem chim trong rừng rậm, trời tối, hoặc đi xem chim trên thuyền, nên chọn loại có đường kính lỗ ngắm 5mm trở lên.

Thiết kế hệ thấu kính

Có 2 loại hệ thấu kính, hệ thấu kính phản xạ (porro) và hệ thấu kính đồng trục (roof):

Hệ thấu kính phản xạ (Porro)

Ống nhòm loại này có hệ thấu kính theo kiểu chữ Z, và ánh sáng đi qua ống nhòm cũng theo hình chữ Z này. Một ứng dụng khác của hệ thấu kính này được sử dụng nhiều trong quân sự là kính tiềm vọng được dùng ở một số tàu ngầm hoặc công sự.

Ưu điểm của hệ thấu kính này là do vật kính và thị kính không nằm đồng trục, nên có thể thiết kế nhiều kích thước khác nhau với nhiều tỉ lệ đường kính vật kính / độ phóng đại khác nhau.

Hệ thấu kính đồng trục (Roof)

Tia sáng đi thẳng từ vật kính tới thị kính và đi vào mắt người quan sát. Ưu điểm của loại ống này là gọn nhẹ, thiết kế thẳng, dễ cầm và sử dụng. Ngoài ra, chất lượng hình ảnh và độ bền của ống nhòm loại này cao hơn so với ống nhòm phản xạ.

Tuy nhiên, do yêu cầu công nghệ cao hơn nên ống nhòm kiểu này thường đắt hơn ống kính phản xạ. Ví dụ: Một ống nhòm xem chim loại phản xạ giá có thể là 250 USD, trong khi giá của một ống nhòm đồng trục với thông số tương tự có giá tới 400 USD. Do vậy, để đầu tư dài hạn cho việc xem chim, bạn nên đầu tư vào ống nhòm đồng trục. Tuy nhiên, nếu "ví lép" bạn có thể dùng tạm ống nhòm phản xạ.

Độ khó khi lấy nét

Một ống nhòm tốt sẽ giúp bạn lấy nét nhanh và sắc nét. Điều này vô cùng quan trọng khi quan sát một số loài chim linh động. Một ống nhòm lấy nét tốt cho phép xoay vòng lấy nét từ khoảng cách lấy nét gần nhất tới khoảng cách lấy nét xa nhất không quá 1 vòng xoay của vòng lấy nét.

Người đi xem chim thường chọn loại ống nhòm có vòng xoay lấy nét ở giữa thân ống nhòm, cho phép lấy nét chỉ cần dùng 1 ngón trỏ rê trên vòng lấy nét đó. Loại ống nhòm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian lấy nét, và dĩ nhiên là sẽ tăng thời gian quan sát một con chim. Những ống nhòm xem chim chuyên nghiệp và đắt tiền sẽ có cơ chế lấy nét rất nhanh và nhẹ.

Một trong những ống kính ưa chuộng nhất cho xem chim là ống Nikon Monarch ATB 8x42 Binoculars

Vòng điều chỉnh độ lệch đi-ốp giữa 2 mắt

Một số ống nhòm có vòng điều chỉnh này, thường nằm ở mắt bên phải. Vòng điều chỉnh này cho phép cân bằng độ lệch giữa hai mắt, vì đôi khi hiện tượng lệch thị lực giữa hai mặt mắt xảy ra.

Ở những ống nhòm đời cũ, vòng xoay này chưa có nấc khóa. Những ống nhòm cải tiến hiện nay và đặc biệt là những ống nhòm cao cấp của Nikon, Fomei, Steiner, Swarovski, hoặc của Bausch & Lomb có nấc khóa để tránh hiện tượng trượt vòng xoay này. Đây là một cải tiến nhỏ nhưng hiệu quả rất cao. Thử tưởng tượng bạn đang xem 1 con chim, rồi vô tình chạm tay vào vòng xoay và làm lệch giữa 2 mắt, rồi không xem rõ được con chim… sẽ khó chịu như thế nào.

Một vài lưu ý tới người sử dụng khi sử dụng ống nhòm đêm

 Những lưu ý tới khách hàng  khi sử dụng ống nhòm đêm 



1. Màn hình : Màn hình của ống nhòm đêm có thể nhìn thấy những chấm sáng và tối trong trường nhìn do ống khuyếch đại điện tử. Điều này là bình thường và không được coi là lỗi của ống khuyếch đại điện tử. Chất lượng quan sát giảm dần từ trung tâm ra vùng ngoại vi. Hình ảnh quan sát bị bóp méo chủ yếu là ở vùng ngoại vi chứ không phải ở trung tâm. Điều này cũng là bình thường .

2.Lắp pin : Khi lắp pin vào hãy đảm bảo rằng nắp ống kính vẫn còn trên vật kính (D). Sau khi tháo nắp pin của thiết bị ra, lắp pin vào theo đúng cực +/- trên vách ngăn pin hoặc dưới nắp che pin. Hãy lưu ý rằng bạn nên tháo pin ra khỏi thiết bị nếu không dùng thiết bị trong quá 24 giờ.

3.Vận hành thiết bị : Khi lắp pin vào nghĩa là ống nhòm đêm đã sẵn sàng vận hành. Hãy nhớ rằng, nếu bạn không sử dụng thiết bị trong khu vực tối thì hãy giữ nguyên cả hai nắp đậy trên vật kính (F). Để tắt ống khuyếch đại điện tử hay đèn hồng ngoại: thiết bị sẽ tự động tắt sau một khoảng thời gian ngắn (chưa đến 5 phút). Khi kết thúc, hãy đậy lại cả hai nắp vật kính (F) và đặt thiết bị vào trong bao đựng bảo vệ.

4.Cất giữ thiết bị : Sau khi tắt ống khuyếch đại điện tử và/ hoặc đèn hồng ngoại của thiết bị quan sát ban đêm, thông thường hình ảnh màu xanh lục sẽ tiếp tục sáng trong khoảng vài phút. Nếu định cất giữ thiết bị (không sử dụng) trong hơn 24 giờ, bạn nên tháo pin ra khỏi máy.